Viêm mũi là một căn bệnh phổ biến, thế nhưng khái niệm viêm mũi vận mạch hiện vẫn còn là vấn đề xa lạ đối với nhiều người. Trên thực tế, có vô số bệnh nhân nhầm lẫn giữa các bệnh viêm mũi khác nhau. Hiểu được điều đó, trong bài viết hôm nay chúng tôi sẽ giúp bạn có được những kiến thức cơ bản, bao gồm: viêm mũi vận mạch là gì? Nguyên nhân và cách chữa. Từ đó trang bị cho bản thân kiến thức đúng đắn để điều trị bệnh tốt hơn. VIÊM MŨI VẬN MẠCH LÀ GÌ? NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH CHỮA Viêm Mũi Vận Mạch Là Bệnh Gì? Viêm mũi vận mạch, còn được gọi là bệnh viêm mũi vô căn, bởi vì hầu như chúng ta khó có thể tìm được nguyên nhân gây bệnh rõ ràng. Các xét nghiệm dị nguyên dưới da hoặc xét nghiệm máu, mô ở niêm mạc mũi cũng không cho thấy những tế bào viêm đặc hiệu nào. Thông thường, viêm mũi vận mạch sẽ có triệu chứng tương đối giống với những bệnh về mũi khác, bao gồm ngứa mũi, hắc xì, nghẹt mũi, chảy nước mũi. Nhưng trong các trường hợp điển hình, thì ít xuất hiện các triệu chứng ngứa mũi hay hắc xì, còn chảy mũi và nghẹt mũi sẽ nổi trội hơn. Đôi khi chỉ có triệu chứng chảy nước mũi là chính. Trên thực tế, viêm mũi vận mạch khó có thể chẩn đoán được nguyên nhân một cách chính xác. Viêm mũi vận mạch là bệnh gì? Nguyên Nhân Gây Viêm Mũi Vận Mạch Song song với câu hỏi viêm mũi vận mạch là gì, thì nhiều người cũng lo lắng không biết bệnh được gây ra bởi những tác nhân nào. Các chuyên gia khoa mũi cho biết, dưới đây là những nguyên nhân phổ biến nhất gây bệnh: ++ Do thời tiết: Giống như những bệnh về mũi khác, sự thay đổi thời tiết cùng các tác nhân dị ứng trong không khí, tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công dễ dàng hơn và gây viêm ở niêm mạc mũi. ++ Sử dụng thuốc: Những loại thuốc điều trị viêm mũi dị ứng nếu quá lạm dụng hoặc dùng sai cách cũng có khả năng dẫn đến viêm mũi vận mạch. ++ Do vi khuẩn, virus: Khi có điều kiện thích hợp, chúng sẽ tấn công vào cơ thể và phát triển, khiến bạn mắc bệnh. ++ Rối loạn nội tiết: Xảy ra phổ biến hơn ở phụ nữ mang thai, vì sự thay đổi nội tiết trong cơ thể họ lúc này diễn ra mạnh mẽ, tạo cơ hội cho các loại vi khuẩn xâm nhập. ++ Tác nhân bên ngoài: Những yếu tố khác như căng thẳng, mệt mỏi, khói bụi, nước hoa, hóa chất, hút thuốc lá, thực phẩm không đảm bảo… cũng là nguyên nhân hình thành viêm mũi vận mạch. Nguyên nhân gây viêm mũi vận mạch TỔNG HỢP PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ VIÊM MŨI VẬN MẠCH TỐT NHẤT Để biết viêm mũi vận mạch là gì và xác định nguyên nhân gây bệnh chính xác nhất, người bệnh nên đến những phòng khám chuyên khoa, chẳng hạn như khoa Tai mũi họng – Đa khoa Hoàn Cầu để thăm khám. Sau khi có được kết quả chẩn đoán, các chuyên gia sẽ trực tiếp lên phác đồ điều trị thích hợp với thực trạng sức khỏe và mức độ bệnh của mỗi người. Phác đồ có thể bao gồm: 1. Điều trị bằng thuốc: Bao gồm thuốc xịt, nhỏ mũi để giúp mũi được thông thoáng, thuốc se niêm mạc, thuốc giảm đau, chống viêm,... có tác dụng loại bỏ triệu chứng, ức chế virus phát triển và hỗ trợ phục hồi nhanh chóng hơn. 2. Điều trị bằng phẫu thuật: Đối với các trường hợp nặng, nhất định cần phải phẫu thuật để tránh biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến bộ phận khác. Tuy nhiên, hiện tại vẫn còn rất nhiều bệnh nhân lo lắng việc phẫu thuật sẽ gây đau đớn và ảnh hưởng đến cấu trúc tự nhiên của mũi. Phương pháp điều trị viêm mũi vận mạch tốt nhất