Chảy máu cam hay còn gọi là hiện tượng chảy máu mũi. Đây là tình trạng xuất huyết ở đường mũi do các niêm mạc mũi bị tổn thương. Một khi chảy máu không cầm được, mất một lượng máu lớn, thì đó là một trường hợp nghiêm trọng cần được cấp cứu. Cùng tìm hiểu nguyên nhân tại sao chảy máu mũi và làm sao điều trị khỏi hẳn nhé! CHẢY MÁU MŨI VÀ NHỮNG NGUYÊN NHÂN THƯỜNG GẶP Chảy máu mũi (chảy máu cam) là tình trạng máu chảy từ trong mũi ra bên ngoài, đa số các trường hợp xảy ra do các mạch máu nhỏ bên trong mũi bị vỡ, tổn thương và chảy máu. 1.1 Phân loại các dạng chảy máu ở mũi Theo các chuyên gia tai mũi họng, tùy thuộc vào vị trí vùng mô tổn thương mà chảy máu mũi (chảy máu cam) được chia thành 2 loại: chảy máu mũi trước & chảy máu mũi sau. + Chảy máu mũi trước: Tức là máu được chảy từ niêm mạc mũi phía trước do màng nhầy khô, hoặc bị các tác động vào mũi. → Đa số các trường hợp xảy ra do chấn thương, tiếp xúc với môi trường khô, hanh, lạnh làm khô niêm mạc mũi, ngoáy mũi hoặc day mũi mạnh, xì mũi mạnh hoặc chấn thương, va đập. + Chảy máu mũi sau: Máu chảy xuất phát từ phía sau của khoang mũi, sau đó chảy ngược xuống họng và miệng gây ho, khạc đờm lẫn máu hoặc nôn ra máu. → Chảy máu mũi sau xuất hiện hầu hết ở người trưởng thành, một số ít gặp ở trẻ em. Đây là tình trạng nguy hiểm, cần đi khám tìm ra nguyên nhân và chữa trị càng sớm càng tốt. 1.2 “Điểm danh” những nguyên nhân gây chảy máu mũi thường gặp Theo các chuyên gia tai mũi họng Hoàn Cầu, có rất nhiều nguyên nhân gây chảy máu cam (chảy máu mũi) trong đó, có hơn 15% các ca xuất phát từ tai nạn, va đập; đau nhức đầu căng thẳng thường xuyên hoặc các tổn thương ở mũi do tác động không đúng cách, tiếp xúc thời thiết lạnh, hóa chất độc hại, môi trường ô nhiễm, khói thuốc… Nếu tình trạng chảy máu mũi cứ xảy ra thường xuyên, có xu hướng nặng hoặc tái phát nhiều lần thì đa số các trường hợp này cho thấy bạn đang gặp các bệnh lý sau: + Mắc các bệnh viêm ở mũi ● Viêm xoang, viêm mũi dạng co hoặc dạng khô, polyp mũi… làm tổn thương niêm mạc mũi, ở mức độ nặng các mao mạch bị vỡ gây chảy máu mũi lẫn vào dịch nhầy hoặc chảy máu cam. ● Vẹo vách ngăn mũi: Vách ngăn mũi lệch hình chữ S, chữ C… khiến khoang mũi hẹp hơn, không khí lưu thông kém khiến niêm mạc mũi trở nên khô hơn, dễ giãn nứt, bong tróc và kéo theo tình trạng chảy máu cam. + Mắc dị vật ở mũi: Biểu hiện thường gặp là người bệnh bị chảy máu hoặc mủ ở một bên mũi, cảm thấy khó thở, đau nhức… có thể do dị vật đã cản trở đường thở. + Bệnh lý khác: Các bệnh nhiễm trùng khác xảy ra trong khoang mũi (bệnh bạch cầu, lupus, giang mai mũi, lao mũi…); các bệnh lý toàn thân (rối loạn đông máu, gan, khối u ác tính…) HƯỚNG DẪN CÁCH XỬ LÝ CHẢY MÁU MŨI ĐÚNG CÁCH, HIỆU QUẢ 1. Xử lý chảy máu mũi đúng cách + Đầu tiên: Người bệnh cần giữ bình tĩnh, ngồi thẳng lưng và chúi đầu về phía trước để ngăn máu chảy vào cổ họng, xì mũi nhẹ để loại bỏ cục máu đông. + Tiếp theo, người bệnh dùng ngón tay ấn chặt vào hai bên cánh mũi (phần chóp mũi mềm). + Để tạo cảm giác dễ chịu, người bệnh có thể chống khuỷu tay trên ghế tựa hoặc mặt bàn. Giữ nguyên tư thế trong vòng 10-15 phút, sai đó kiểm tra xem máu còn chảy không. 2. Một số lưu ý trong và sau khi xử lý chảy máu mũi + Khi cầm máu cam, không được để bệnh nhân nằm ngã ra đằng sau hoặc nằm ngửa… như vậy sẽ khiến máu chảy ngược vào họng, gây nôn ói, không cầm máu được + Sau khi máu ngưng chảy, người bệnh có thể đặt một túi đá nhỏ trên mũi để làm dịu cơn đau và giảm sưng. + Không được ngoáy mũi, xì hơi mạnh và lưu ý cần tránh xa các chất kích thích (nước có gas, bia, rượu, khói thuốc lá…) + Không được xịt mũi, thuốc, vaselin hay rửa nước muối vào trong mũi… khiến niêm mũi ngày càng khô, ngứa hơn, thậm chí dị ứng nặng nề.