TS Nour Seblini, nhà nghiên cứu chuyên về ngôn ngữ hiện đại, giảng viên Đại học Wayne State, Mỹ chỉ ra những lầm trưởng về đứa trẻ song ngữ. 1. Trẻ chỉ biết song ngữ bằng cách học trên lớp Trẻ em có thể học ngôn ngữ ở trường với giáo viên bản ngữ. Dù vậy, việc nghiên cứu một thứ ngôn ngữ mới đòi hỏi trẻ phải có môi trường tương tác thường xuyên để nói và nghe hàng ngày. Như vậy, bạn nên: - Luôn trò chuyện với con bằng thứ tiếng con sẽ học. - Đọc những mẩu chuyện. - Chơi trò chơi. - Nghe những ca khúc hát ru. - Hay đi du lịch đến các khu vực mà thứ tiếng đó được Ơ[sử dụngnói. 2. Sự phát triển ngôn ngữ của bé song ngữ không nhanh Tất cả trẻ em, đơn ngữ hoặc song ngữ, nâng cao các kỹ năng ngôn ngữ khác nhau, nhưng học nhiều ngôn ngữ không làm chậm con đường phát triển đó. Theo khảo sát được thực hiện bởi Đại học Alberta (Canada), việc học ngôn ngữ thứ hai không gây ra sự nhầm lẫn cũng như không ảnh hưởng tiêu cực đến các kỹ năng ngôn ngữ. Trẻ song ngữ nói những từ đầu tiên trong độ tuổi bình thường (từ 8 đến 15 tháng) và khi tạo ra những tiếng nói đầu tiên, chúng phát triển ngữ pháp, văn phạm cùng với các dấu ấn thời gian giống như những em bé đơn ngữ. Bên cạnh đó, trẻ con học hai ngôn ngữ nâng cao được sự tập trung và cách giải quyết đa nhiệm vụ. Chúng cũng ý thức được về ngôn ngữ và tư duy sáng tạo. Dù vậy, nếu bạn cảm thấy con thiếu một số kỹ năng ở một số cột mốc nhất định, hãy tìm giải pháp từ một nhà nghiên cứu bệnh học về ngôn ngữ nói. 3. Song ngữ gây lệch lạc ngôn ngữ Các nghiên cứu hiện tại cho thấy trẻ không bị ảnh hưởng gì khi học ngôn ngữ thứ hai ngay cả khi còn chưa nói tiếng mẹ đẻ tốt. Trẻ con rất nhạy cảm với âm thanh và có thể tách biệt các thứ tiếng từ khi còn rất bé. Chẳng hạn, nếu bố mẹ theo phương pháp OPOL (mỗi bố mẹ một ngôn ngữ), trẻ sẽ học cách phân biệt giữa hai thứ tiếng và bộ não của chúng sẽ thích nghi để dùng từng ngôn ngữ khi phù hợp. Nếu bạn cảm thấy con hòa trộn hai ngôn ngữ với nhau thì đó là một phần bình thường của sự phát triển song ngữ và không phải là biểu hiện của sự nhầm lẫn. 4. "Đã quá muộn để con tôi học một thứ tiếng mới" Thời gian hợp lý để cha mẹ giới thiệu ngôn ngữ thứ hai chính xác là khi bé đang học ngôn ngữ thứ nhất (từ sơ sinh đến 3 tuổi). Trước tuổi dậy thì, trẻ vẫn có thể xử lý nhiều hơn một ngôn ngữ theo cách song song, thậm chí khi đã 17-18 tuổi. TS Nour Seblini đưa ra một vài lời khuyên cho bố mẹ muốn nuôi dạy đứa trẻ đa ngôn ngữ: - Tạo nhu cầu cho trẻ dùng thứ tiếng thứ hai bằng cách thử chơi trò chơi hoặc hát các bài hát chỉ sử dụng thứ tiếng thứ hai. - Cho trẻ xem phim hoạt hình yêu thích bằng thứ tiếng thứ hai. Chúng sẽ rất vui khi thấy nhân vật yêu thích cũng là người song ngữ. - Đọc sách và nghe audiobook bằng ngôn ngữ mục tiêu sẽ giúp trẻ phát âm và lặp lại nhiều lần sẽ khiến chúng hiểu. - Đặc biệt, bạn không cần phải là người bản ngữ cũng có thể giúp bé học một ngôn ngữ mới. Hãy tìm kiếm một người bản ngữ cho trẻ, kiên nhẫn trong việc cho chúng những bài học và tương tác với những người thông thạo thứ tiếng mới là điều quan trọng. Kết quả cuối cùng luôn luôn xứng đáng với nỗ lực. Today Education - Cung cấp giáo viên bản ngữ